Nội dung bài viết
Độ mặn của nước là gì
Độ mặn của nước là một yếu tố phổ biến cần xử lý trong ngành lọc nước. Ở Việt Nam, nước nhiễm mặn phổ biến ở các tỉnh gần cửa sông như đồng bằng sông Cửu long, Quảng Nam, Đà Nẵng,…
Nước ngọt bị nhiễm mặn là do đâu
Nguyên nhân nước nhiễm mặn trường là do xâm thực của nước biển vào nguồn nước mặt như vùng cửa sông, làm cho nguồn nước mặt bị nhiễm mặn.
Ngoài ra, do trong đất liền, các giếng hút khai thác nước ngầm nhiều hơn tốc độ thấm bình thường của nước ngọt nên tạo nên một áp suất âm hút luôn nguồn nước mặn này đi vào nguồn nước ngầm.
Theo thời gian các vỉa nước ngầm có độ mặn dần tăng lên và đến một lúc nào đó không sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt hay tưới tiêu được nữa.
Phân loại độ mặn của nước như sau:
- Nước ngọt có độ mặn nhỏ hơn 1 phần nghìn (1 ppt)
- Nước lợ có độ mặn từ 1 -10 phần nghìn
- Nước mặn có độ mặn từ 10 – 50 phần nghìn
- Nước có độ mặn lớn hơn 50 phần nghìn gọi là nước muối
Cách xác định độ mặn ?
Chúng ta có thể xác định độ mặn theo cách đơn giản nhất là dùng bút đo độ mặn. Chỉ khoản hơn vài tram nghìn đồng là các bạn đã có một thiết bị đo độ mặn của nước.
Xử lý nước mặn như thế nào?
Xử lý nước mặn là kỹ thuật đang rất được chú tâm phát triển trong ngành lọc nước. Quá trình xử lý nước mặn là đi loại bỏ muối tồn tại trong nước.
Có rất nhiều phương pháp lọc nước mặn như chưng cất, hóa hơi, lọc thẩm thấu ngược. Tuy nhiên tùy độ mặn, lượng nước cần và chi phí đầu tư mà chúng ta thiết kế và lựa chọn thiết bị khác nhau.
Công nghệ đang được áp dụng rộng rãi trong xử lý nước mặn là công nghệ lọc màng RO. Các hãng công nghệ đang ngày càng nghiên cứu cách cải tiến màng RO để tăng hiệu suất lọc và giảm thiểu năng lượng tiêu hao..
Các bạn có thể tham khảo hệ thống xử lý nước mặn tại đây.