Thông số đánh giá chất lượng nước

Nội dung bài viết

2 thông số đánh gía chất lượng nước

2 thông số đại diện cho 5 nhóm cáu cặn trong nước

Ở bước ban đầu kiểm tra, đánh giá nguồn nước, thay vì phải đo đạc phân tích rất nhiều thông số của 5 nhóm tạp chất, chúng ta có thể dựa vào chỉ một tính chất vật lý của 5 nhóm cáu cặn này, là tan trong nước hay không tan trong nước. Dựa vào đặc tính này, chúng ta có thể phân 5 nhóm tạp chất trong nước thành hai loại, có thể đo lượng định tính đơn giản hơn, là thông số Tổng chất rắn hòa tan trong nước (TDS) và thông số Tổng chất rắn không tan trong nước (TSS).

Thông qua xác định mức độ của hai thông số tổng chất rắn hòa tan và tổng chất rắn không tan là cao hay thấp, chúng ta có thể hiểu sơ bộ về nguồn nước và định hình được phương pháp xử lý.

Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu, khi nào thì một chất gọi là tan trong nước, và khi nào thì là một chất không tan trong nước.

Một chất tan trong nước là chất tồn tại dưới dạng ion phân tử, mình ví dụ như muối tan trong nước thì tạo thành ion Na+ và Cl; hoặc khí CO2 tan trong nước thì là HCO3 và CO3 2-; hoặc các ion kim loại Fe2+, Al3+,…

Ngược lại, một chất không tan trong nước thì chúng tồn tại dưới dạng hạt, kết tủa, muối phi kim, muối kim loại,… Ví dụ như CaCO3, Fe2(OH)3, FeO, NaCl,…

Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu thế nào là thông số tổng chất rắn hòa tan, thế nào là thông số tổng chất rắn không tan, cách xác định chúng như thế nào và ý nghĩa của từng loại.

 

Tổng chất rắn không tan lơ lửng trong nước,

Thông số Tổng chất rắn không tan lơ lửng trong nước gọi là Total Suspended Solid hay còn gọi là TSS. Như vậy thông số này sẽ là tổng tất cả các thành phần không tan trong nước bao gồm nhóm là các hạt cặn lơ lửng không tan, Nhóm cáu cặn vô cơ đã kết tủa, Nhóm cáu cặn hữu cơ, Nhóm cáu cặn oxit hoặc hidroxit của kim loại và Nhóm cáu cặn vi sinh.

Ý nghĩa của nhóm cáu cặn không tan lơ lửng trong nước cho chúng ta biết có thể sử dụng các phương pháp lọc MF, NF, UF để loại bỏ các thành phần cáu cặn này.

Thông thường trong nước thải, chúng ta có thể dùng phương pháp đo TSS bằng cách lọc tất cả các chất không tan qua giấy lọc rồi đêm đi hong khô, sau đó cân lên thì xác định được trong mỗi lít nước có bao nhiêu mg chất rắn. Tuy nhiên, trong nước cấp, với nồng độ chất rắn lơ lửng thấp, người ta thường sử dụng phương pháp đo SDI để xác định tổng chất rắn không tan trong nước.

Theo thực tế của mình thì nước mặt sẽ là nước có TSS là chủ yếu. Mức độ cao thấp tùy vùng miền, tùy theo mùa.

Để đánh giá thông số này, các bạn có thể láy mẫu chỉ số mật độ bùn SDI. Các bạn tham khảo tại đây cho máy lấy mẫu chỉ số mật độ bùn SDI.

Thiết bị lấy mẫu chỉ số mật độ bùn

Tổng chất rắn hòa tan trong nước

Tổng chất rắn hòa tan trong nước, gọi là Total Dissolved Solid hay còn gọi là TDS.

Như vậy thông số này sẽ là tổng tất cả các thành phần tan trong nước tồn tại dưới dạng ion. Nhìn vào 5 nhóm cáu cặn tồn tại trong nước các bạn sẽ thấy nhóm thứ hai các ion vô cơ chưa bị kết tủa là nhóm này.

Ý nghĩa của nhóm này là chúng ta sẽ biết được mức độ cao thấp của các chất tan trong nước từ đó tính toán thiết kế phương pháp xử lý nhóm tạp chất này là làm kết tủa để lọc MF hoặc lọc RO và trao đổi ion. Trong những bài sau, mình sẽ hướng dẫn cách tính toán thiết kế hệ trao đổi ion và RO liên quan đến thông số TDS như thế nào.

Để đo đạc thông số TDS, chúng ta chỉ cần đo thông số TDS (mg/l) bằng bút đo hoặc TDS đo online.

Tuy nhiên, như đã nói TDS là một nhóm các thành phần tạp chất tan trong nước, nên nếu muốn biết kỹ hơn cụ thể là có chất gì đang tan trong nước, thì chúng ta phải đi phân tích. Ví dụ, phân tích Fe2+, phân tích Ca2+,…

Theo thực tế, nước ngầm là nước vốn chứa nhiều loại ion tan trong nước nên sẽ có TDS là chủ yếu, còn mức độ cao thấp thì tùy điều kiện thổ nhưỡng.

Để đánh giá thông số này các bạn cần thiết bị đo TDS hoặc conductivity online.

Đo TDS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo