CÁCH TÍNH LƯỢNG HÓA CHẤT POLYMER ĐỂ NÂNG HIỆU QUẢ LỌC NƯỚC

Nội dung bài viết

Giới thiệu

Trong những bài trước, mình đã trình bày hai loại hóa chất thiết yếu cần châm vào hệ thống tiền xử lý hệ thẩm thấu ngược RO là sodium metan bisulfite để loại bỏ Clo tự do trong nước và Antiscalant để chống cáu cặn bám lên màng. Hôm nay mình sẽ trình bày tiếp một loại hóa chất cũng rất thiết yếu nữa là polymer. Hóa chất này được châm vào dòng nước tiền xử lý hệ thống RO để thúc đẩy quá trình tạo bông, làm gia tăng kích cỡ hạt cặn để tăng hiệu quả lọc ở cột lọc đa vật liệu.

Các bạn biết là giữa các hạt vật liệu lọc sẽ có một khoảng cách nhất định (từ 5-20 micron), Tuy nhiên trong nước có những hạt cặn, hạt keo, hạt sét,… có kích thước nhỏ hơn khoảng cách này, nếu không làm gia tăng kích cỡ hạt cặn thì cột lọc MMF sẽ không bắt giữ được những hạt có kích cỡ nhỏ hơn 5-20 micromet. Đó là lý do các loại polymer cho quá trình tạo bông được sử dụng ở bước lọc tiền xử lý hệ thống RO .

Xác định loại polymer

Đầu tiên, chúng ta cần xác định loại Polymer phù hợp với nguồn nước đầu vô hệ thống lọc thẩm thấu ngược của mình. Để xác định loại polymer cần sử dụng, chúng ta cần biết bản chất thành phần TSS trong nước của chúng ta là gì.

Từ loại cặn thì chúng ta sẽ biết, các hạt cặn này có mang điện tích cao không, khối lượng phân tử thuộc loại nặng hay nhẹ, thuộc loại vô cơ hay hữu cơ,… Cách tốt nhất để xác định chúng là gửi về hãng bán polymer để xác định, và họ sẽ giúp ta xác định loại polymer cho phù hợp.

Hiện tại, có một số hãng cung cấp polymer có chất lượng như: GE, SUEZ, Nalco,… Ví dụ như đối với nguồn nước đầu vào từ nhà máy nước Thủ Đức, mình có xài KlarAid™ CDP1317 thì thấy hiệu quả. SDI sau cột lọc đa vật liệu khi sử dụng polymer này xuống dưới 4.

Bơm định lượng polymer
Bơm định lượng polymer

Tính lượng sử dụng

Thì cũng như cách xác định lượng hóa chất cần châm vào hệ thống là bao nhiêu như bài tính cho antiscalant vf sidium bisulphat, chúng ta xác định lượng polymer cần châm vào nguồn nước đầu vô dựa vào nồng độ TSS có trong nước. Ở đây, mình không thể đưa ra con số cụ thể vì mình không biết TSS trong nước đầu vô của bạn như thế nào.

Pha loãng dung dịch dựa vào nồng độ

Polymer ở dạng lỏng, khả năng tan trong nước tốt. Tuy nhiên để polymer phản ứng tốt hơn với các hạt cặn, hạt keo, hạt sét,…trong nguồn nước đầu vô hệ thống lọc thẩm thấu ngược RO, thì chúng ta nên pha nó ra. Không nên để dung dịch gốc như trong can, dung dịch đậm đặc sẽ không tan kịp cho đến khi dòng nước đầu vào đi đến cột lọc đa vật liệu và sẽ làm vật liệu trong cột lọc đa vật liệu bị vón cục, mất khả năng lọc. Mình thường châm 1 lít polymer vào 500 lít nước. Như vậy là mình có một dung dịch polymer 2% (1/500*100%).

Điều chỉnh tốc độ bơm

Để có lưu lượng polymer châm vào hệ thống như ý muốn, chúng ta cần điều chỉnh đúng tốc độ bơm. Đối với những bơm hóa chất có tích hợp lưu lượng kế thì các bạn chỉnh khá đơn giản.

Khuấy trộn tĩnh
Khuấy trộn tĩnh

Trong trường hợp bơm của bạn hoặc hệ thống châm hóa chất không có lưu lượng kế, thì các bạn chỉnh lưu lượng bơm dựa vào công thức. Lưu lượng hóa chất châm vào hệ thống = Lưu lượng đầu ra tối đa của bơm (maximum flow) x độ nhanh chậm của màng bơm (speed) x độ mạnh của màng đập (stroke).

Đối với “lưu lượng đầu ra tối đa của bơm” các bạn có thể xem trong hướng dẫn sử dụng của bơm hoặc trên thân bơm. Đối với thông số speed và stroke của bơm thì trên thân bơm có núm vặn để chỉnh tốc độ này.

Để biết nên tăng hay nên giảm lưu lượng châm polymer thì chúng ta căn cứ vào chỉ số mật độ bùn SDI sau cột lọc đa vật liệu.

Ví dụ

Mình làm một ví dụ để các bạn dễ hiểu nhé. Mình muốn châm dung dịch 2% trên vào hệ thống với lưu lượng là 9 lít/h. Biết rằng tốc độ tối đa của bơm là 300 lít/h. Như vậy mình chỉnh stroke ở 10%, speed ở 30%, tương đương với: 300 *0.1*0.3 = 9 lít. Lý do mình để stroke ở 10%, vì với lưu lượng nhỏ mình muốn bơm đẩy vô từ từ, nhưng nhiều lần (speed) để quá trình phản ứng xảy ra tốt hơn.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Như vậy là chúng ta đã đi qua cách châm 3 loại hóa chất cơ bản vào dòng nước hệ tiền xử lý lọc thẩm thấu ngược RO để loại bỏ Clo, tăng hiệu quả lọc và chống cáu cặn bám trên màng. Hy vọng những bài viết này hữu ích cho công việc của các bạn.

Tham khảo fanpage:  https://www.facebook.com/helocnuocro để đọc các bài chia sẻ hay về kinh nghiệm lọc nước màng RO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo